14 trò chơi và hoạt động Phonics tiếng Anh cho trẻ em tuổi mẫu giáo

14-tro-choi-voi-phonics-day-tieng-anh-cho-tre-em-mau-giao
Nội dung

Có lẽ chúng ta đều hiểu được tầm quan trọng của việc đọc nói riêng và việc học ngôn ngữ nói chung trong thời điểm hiện tại. Hàng loạt phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em được đưa ra, trong đó phổ biến nhất phải đề cập đến Phonics (âm vị học). Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ khái niệm chung và 14 hoạt động Phonics bổ ích được các chuyên gia bật mí, cùng theo dõi bạn nhé!

Phonics (âm vị) là gì?

Giải thích một cách đơn giản, Phonics là mối quan hệ giữa các chữ cái và âm thanh. Học ngữ âm giúp trẻ em biết cách đọc và hiểu được ý nghĩa của các từ vựng. Đơn giản từ các từ đơn có phát âm ngắn như: c-a-t, cat, cho đến các từ ghép có phát âm phức tạp hơn như: catfish, picnic. Phương pháp Phonics giúp trẻ em nâng cao khả năng đọc, nghe và cả viết. Thông thường, các hoạt động dạy học liên quan đến Phonics được tổ chức từ mẫu giáo đến hết lớp 2. Hãy cùng điểm qua 14 hoạt động vừa học vừa dạy tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả nhé!

14 hoạt động Phonics tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo

Nhảy cầu vồng đoán chữ

Khi tham gia vào trò chơi Nhảy cầu vồng, hãy biến căn phòng khách hoặc bất cứ căn phòng nào đủ không gian thành sân chơi cho trẻ em. Hãy sử dụng bất cứ thứ gì bạn có để làm dụng cụ cho trò chơi. Đầu tiên, chuẩn bị một ít giấy màu, một hoặc hai con súc xắc và 2 đồ chơi đánh dấu điểm xuất phát và về đích. Dùng bút dạ hoặc bút màu để viết các âm, các chữ cái lên giấy. Bạn có thể thêm vào trò chơi một số âm như “ch, sh” để tăng độ khó.

Khi bắt đầu trò chơi Nhảy cầu vồng, các em sẽ tung súc xắc và nhảy theo số tung được. Đến điểm dừng chân, các em phải phát âm đúng chữ cái trong ô giấy đó. Đây là hoạt động nhỏ rất thú vị, các em có thể chơi cùng với anh chị em. Đồng thời nâng cao được khả năng đọc chữ và số đếm.

Ném bóng ghép chữ

Đây là trò chơi vô cùng thú vị và bổ ích đối với việc học bảng chữ cái tiếng Anh. Trò Ném bóng ghép chữ nên được thực hiện ngoài trời để các em có nhiều không gian vui đùa. Trước tiên, hãy bầu ra một người quản trò để giữ quả bóng. Người này sẽ chọn một chữ trong bảng chữ cái và hô to, đồng thời ném quả bóng cho một thành viên trong lớp học. Em đó cần nói được 1 từ bắt đầu từ chữ cái được chỉ định, ví dụ: C- Cat!

Học từ qua Flashcard

Flashcard hay Clip card là các tấm thẻ nhỏ cỡ lòng bàn tay, bên trên có ghi các chữ cái từ A – Z. Hãy trang trí những tấm thẻ bằng bút màu và hoa văn đẹp mắt để trẻ em hứng thú hơn. Một mặt ghi chữ cái và mặt còn lại ghi tên những con vật có tên bắt đầu bằng chữ đó, ví dụ như: C-Cat, D-Dog, F-Fish. Các tấm thẻ đầy màu sắc này sẽ giúp các em biết cách liên kết chữ cái và các từ liên quan, đồng thời cũng có thể giải buồn khi các em phải đợi bố mẹ đón.

Hoat-Dong-Phonics

Chạy đua với chữ cái

Trò chơi này vô cùng đơn giản và dễ chuẩn bị ngay tại nhà. Đầu tiên, hãy dính các mẩu giấy viết chữ cái lên bảng bằng nam châm. Cho các bé đứng gần bảng đủ để nhìn rõ các chữ này và sau đó, hãy phát âm một từ nhất định. Các em cần chạy nhanh đến bảng và rút được mẩu giấy ghi chữ đúng. Nếu làm tốt, hãy thưởng kẹo hoặc một đồ chơi nhỏ tạo động lực cho các bé nhé.

Thợ săn chữ cái

Trò chơi này không được phụ huynh hay giáo viên chuẩn bị. Thay vào đó, trẻ em chính là người “chủ trì” cho mọi khâu trong trò Thợ săn chữ cái. Bạn yêu cầu bé lập nên một album ảnh (hoặc một file ảnh trong điện thoại) về chữ cái và hình ảnh liên quan. Ví dụ, chữ “a” cần có một ảnh về “anthill”, chữ “z” cần có một ảnh liên quan đến “zoo”.

Lăn tròn cùng âm điệu

Thay vì những giờ học khô khan và nhàm chán, chúng tôi gợi ý cho bạn một trò chơi giải trí bổ ích hơn. Trò chơi vô cùng đơn giản, đầu tiên hãy cung cấp cho bé các cuộn giấy hoặc móc quần áo dễ tạo hình. Sau đó yêu cầu các bé tạo hình thành các chữ cái sao cho ghép lại thành một từ hoàn chỉnh.

Xóa vết âm thanh

Trò chơi kích thích thị giác và thính giác này rất hiệu quả và vui nhộn. Bạn hãy viết nhiều chữ cái lên bảng đen, sau đó đọc lên một từ bắt đầu bằng chữ đó. Để các bé nghe và tiến lên xóa chữ cái tương ứng trong thời gian chỉ định. Ví dụ bạn đọc “heart”, các con cần nhanh chóng xóa đi chữ cái “h” trên bảng.

Chiếc túi bí ẩn

Cho một hoặc hai đồ vật có âm đầu giống nhau vào túi, sau đó bịt mắt và đố các em đoán được chữ cái đó. Ví dụ, cho một quả bóng (ball) và một chú bọ đồ chơi (bug) vào túi, các bé phải nói được chữ “b” để lấy đồ vật ra.

Bingo 4 chữ

Tương tự như trò chơi Bingo quen thuộc. Bạn hãy kẻ một bảng 16 ô, mỗi ô vẽ một chữ cái. Bạn và bé con sẽ thay phiên đọc các từ liên quan đến chữ cái đó và nếu đọc đúng, con được phép tô màu 1 ô. Khi tô được 4 ô màu thành một hang là con đã giành chiến thắng rồi!

Bảng chữ cái Kaboom

Hãy chuẩn bị những chiếc que dẹt (có thể dung que kem) đủ để viết một chữ cái lên đó, để chúng vào một chiếc hộp rỗng. Những thành viên sẽ lần lượt rút thăm, đọc lên từ liên quan đến chữ cái cho sẵn (ví dụ: R- Rabbit) và giữ chặt các que đó. Một em bé “kém may mắn” sẽ rút phải que “thuốc nổ” có chữ Kaboom. Em đó phải thu thập được hết các que của bạn khác và để lại trong hộp.

Hai từ đồng âm

Trong trò chơi này, khi một bạn nói được 2 từ đồng âm đầu (như Cat- Cone) thì các bạn khác phải đứng lên thật nhanh. Nếu bạn tiếp theo nói ra hai từ không giống âm đầu (như Cat- Dog) thì tất cả phải lập tức ngồi xuống. Đây vừa là trò chơi vui nhộn, vừa là cách dạy tiếng Anh cho trẻ em rất hiệu quả.

Hoat-Dong-Phonics

Tên của quái vật

Đầu tiên, hãy thêm chữ cái “M” vào tên của các em, sau đó tên cụm “mad monster” vào trước tên (ví dụ tên của bé là Alyn, sẽ đổi thành Mad Monster Malyn). Hãy để các em chạy đùa trong lớp và gọi tên “quái vật” mới xuất hiện, điều này sẽ giúp các em củng cố ngữ âm tốt hơn.

Cùng đập bay chữ cái nào

Bạn cần chuẩn bị các mẩu giấy với các chữ cái bên trên, cùng với một chiếc vợt đập côn trùng hình thù thú vị. Mỗi khi bạn đập đến một chữ cái, học sinh đầu tiên nói lên được từ tương ứng sẽ được điểm. Cộng dồn nhiều vòng để các em có thể lần lượt được phát âm nhé.

Lắc chai tìm chữ

Bạn cần tìm một chai đồ uống rỗng và đổ vào đó các mẩu giấy ghi chữ cái. Làm đầy khoảng trống trong chai bằng gạo hoặc cát mịn bạn nhé. Sau đó, hãy đọc lên một từ bất kỳ và hướng dẫn bé lắc chai nhựa để tìm được chữ cái đúng (ví dụ: bạn đọc từ “Sweet” thì bé cần tìm chữ “S).

Trên đây là một loạt những trò chơi vô cùng thú vị, đồng thời cũng là một trong những phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em rất hiệu quả. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp bạn sở hữu cách dạy tiếng Anh cho trẻ em phù hợp nhất. Hãy kiên nhẫn hướng dẫn các em học ngoại ngữ và tạo nên những sân chơi vui nhộn cho trẻ em bạn nhé.