Tìm hiểu về Commas – Dấu phẩy

Định nghĩa: Từ “comma” được chuyển thể từ tiếng Hy Lạp “komma” – nghĩa là “một miếng cắt rời” hay đơn giản là được phân tách ra. Trong ngôn ngữ, điều này có nghĩa là dấu phẩy giúp phân tách những nhóm từ ngữ với nhau.

Trước khi học về commas – dấu phẩy, học sinh nên:

Có nhiều các cách sử dụng dấu phẩy mà học sinh nên học và rèn luyện. Hiểu biết các chức năng của dấu phẩy cực kỳ quan trọng, không chỉ đối với kỹ năng đọc hay viết, mà còn là độ chính xác trong ngôn ngữ, tránh sự mơ hồ trong câu.

Sự xuất hiện hay thiếu dấu phẩy trong câu có thể hoàn toàn làm thay đổi ý nghĩa của câu. Đồng thời, việc đặt nhầm vị trí dấu phẩy còn dễ dẫn đến hiểu sai ý nghĩa và gây bối rối cho người đọc.

Khi giảng dạy, hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để chỉ ra những hậu quả này bằng các ví dụ như dưới đây:

Bài tập phần này không chỉ đảm bảo trẻ rèn luyện cách sử dụng dấu phẩy, mà còn thúc đẩy trí tưởng tượng, nâng cao vốn từ vựng và kỹ năng đọc truyền cảm hơn.

Dấu phẩy phân cách – comma seperates

Một dấu phẩy có thể thực hiện phân cách theo nhiều cách

Danh sách liệt kê

Dấu phẩy sẽ có nhiệm vụ phân cách các vật phẩm trong danh sách liệt kê. Thông thường sẽ không có dấu phẩy trước vật phẩm cuối cùng trong danh sách, mà được thay bằng từ and. Ví dụ:

Nhóm giác quan – sense groups

Dấu phẩy phân cách nhóm giác quan trong câu, áp dụng cho cụm từ hoặc mệnh đề. Ở giai đoạn này có thể học sinh sẽ chưa hiểu được khái niệm này, nhưng cần cho chúng thấy được dấu phẩy xác định các vị trí nên tạm dừng và đọc to trong câu. Chúng ta cần lên giọng một chút ngay vị trí dấu phẩy để thể hiện rằng câu chưa hoàn chỉnh. Đồng thời, việc tạm dừng giữa câu cũng cho phép chúng ta có thời gian lất hơi trước khi tiếp tục. Ví dụ:

Hoặc đánh dấu một đoạn thông tin bổ sung:

Khi viết, chúng ta cũng cần tưởng tượng xem cách chúng ta mong muốn người đọc sẽ đọc như thế nào và sử dụng dấu phẩy theo đó.

Đôi khi, vị trí của dấu phẩy trong câu cực kỳ quan trọng, nếu không câu sẽ mang ý nghĩa khác hoàn toàn. Ví dụ:

Và nếu hoàn toàn không có dấu phẩy, câu văn trở nên mơ hồ, không biết hiểu sao cho đúng.

Câu trực tiếp – Direct speech

Dấu phẩy giúp phân tách phần câu nói trực tiếp với phần tường thuật. Ví dụ:

Nếu tham chiếu đến đối tượng người nói, theo sau phần câu trực tiếp, thì phần câu trực tiếp thường kết thúc bằng dấu phẩy thay vì dấu chấm. Ví dụ:

Dấu phẩy trước từ ‘and

Chúng ta thường nghe rằng dấu phẩy không được đứng trước từ ‘and’. Tuy nhiên, điều này khá dễ gây hiểu lầm vì từ ‘and’ được sử dụng để liên kết nhiều nhóm giác quan.

Khi từ ‘and’ dùng để liên kết hai đối tượng hoặc dạng câu giống nhau, dấu phẩy sẽ không được sử dụng.

Tương tự vậy, khi 2 hành động dường như nối tiếp nhau ngay lập tức cũng không sử dụng dấy phẩy.

Nhưng khi có sự bất đối xứng giữa hai phần trong câu, hoặc đa dạng cấu trúc, dấu phẩy giúp xác định điều này và cung cấp một hướng dẫn cho người đọc:

Khi đối tượng người đọc là trẻ em, dấu phẩy thường được chèn với sự cân nhắc kỹ lưỡng để giúp trẻ tách các câu thành các nhóm giác quan. Ví dụ:

Rèn luyện về Commas – Dấu phẩy

Tải về bài tập:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *