Với mong muốn giúp con phát triển các kỹ năng ngoại ngữ toàn diện, các bậc phụ huynh hiện sẵn sàng cho trẻ em học tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Bắt đầu dạy phonics cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ mang lại nhiều ưu điểm, nhưng đâu là phương pháp hiệu quả, đâu là giải pháp tốt nhất cho các khó khăn thường gặp khi trẻ e học ngoại ngữ? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp cặn kẽ trong bài viết sau.
Vì sao dạy phonics cho trẻ lại khó hơn bạn tưởng?
Phonics (ngữ âm) là khái niệm chỉ sự liên kết giữa âm thanh và những chữ cái, tổ hợp chữ cái tạo ra âm thanh đó. Trẻ em càng hiểu rõ, nghe rõ các âm thanh thì sẽ càng có khả năng đọc tiếng Anh tốt hơn. Phonics là nền tảng cơ bản để phát triển kĩ năng đọc và viết ở trẻ nhỏ.
Rất nhiều phụ huynh lầm tưởng Phonics là chương trình giảng dạy “nhanh chóng”, có thể học được qua những bài đồng dao hay bảng chữ cái. Trên thực tế, tiếng Anh có 44 âm những chỉ có 26 ký tự trong bảng chữ cái. Trẻ em phải mất nhiều năm để thành thạo việc phát âm. Giai đoạn quan trọng nhất chủ yếu là dạy phonics cho trẻ từ lứa tuổi mẫu giáo, lớp 1 và lớp 2.
Ban đầu, trẻ em có thể dễ dàng đọc các âm ngắn như “a, e”. Nhưng càng về sau, khi các âm ghép xuất hiện (như “sh, th”), việc phát âm trở nên khó hơn nhiều. Khi đó, các em dễ bị nhầm lẫn giữa giữa cách phát âm và cách viết của một từ.
Trẻ học phonics ở trường thế nào?
Trên lớp, giáo viên sẽ dạy phonics cho trẻ theo hệ thống rõ ràng, tuần tự từng bước một trước khi chuyển sang bài học mới. Các con sẽ được học tiếng Anh thông qua các giáo trình ngắn, nội dung dễ hiểu, có chứa kiến thức về ngữ âm và âm vị. Ngoài các bài học trên lớp, cha mẹ cũng có thể cung cấp cho con thêm các cuốn sách thú vị và bổ ích để bé đọc thêm khi ở nhà.
Mẹo học tiếng Anh trẻ em bằng phonics
Tập trung vào chữ cái đầu tiên
Trước hết, hãy dạy bé về chữ cái và từ tương ứng, ví dụ: chữ “a” có từ tương ứng là “apple”. Sau đó khuyến khích các em tìm nhiều từ bắt đầu bằng chữ ‘a” hơn nữa để mở rộng vốn từ vựng. Trong khi học, bạn có thể tổ chức các trò chơi nhỏ thú vị để các con hứng thú với việc học tiếng Anh hơn. Hãy để các con tương tác nhiều với cha mẹ, anh chị để tạo không khí vui nhộn, hứng khởi trong quá trình học nhé.
Đừng quên vần điệu
Những bài hát tiếng Anh vui nhộn cho trẻ em là công cụ học tiếng Anh theo vần hữu hiệu nhất đối với trẻ em. Ngoài ra, các trò chơi ghép vần đơn giản cũng giúp các bé nhận biết âm điệu trong từ vựng. Ví dụ bạn có thể đưa ra một từ như “cat” và yêu cầu các bé tìm từ đồng âm như: rat, fat,…Đây là cách mở rộng vốn từ vựng cho các con, đồng thời cũng giúp phát triển kỹ năng nghe và nói tiếng Anh ở trẻ nhỏ.
Luyện tập với các chuỗi âm thanh ngắn
Hãy khuyến khích các con nghe tiếng Anh theo một chuỗi các âm thanh liên tiếp. Đây có lẽ là một phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ em vô cùng mới lạ, thậm chí còn gây khó chịu cho các em nếu lạm dụng quá nhiều. Nhưng trong đa số trường hợp, cách dạy này thực sự mang lại hiệu quả không ngờ. Đầu tiên, hãy tách nhỏ các từ. Thay vì nói từ “hat”, hãy tách từ như trong câu sau:
“I need to put on my h-a-t. Do you have a h-a-t?” (tạm dịch: “Mẹ cần phải đội một chiếc m-ũ. Con có chiếc m-ũ nào không?”
Sau đó bạn có thể đặt câu hỏi cho các con: “What do we need to put on?” (tạm dịch: “Vậy chúng ta cần đội cái gì ấy nhỉ?”
Đương nhiên, câu trả lời sẽ là “hat”, nếu bé đoán chính xác thì đừng quên khen và thưởng con một món đồ nhỏ xinh bạn nhé!
6 cách ôn luyện phonics ở nhà
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ thêm các phương pháp dạy phonics cho trẻ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:
Lập nhóm chat với giáo viên:
Đừng ngại ngần đặt ra những câu hỏi về cách dạy Phonics cho trẻ tại nhà, đồng thời chia sẻ với giáo viên của trẻ những nghi vấn, vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Bởi cha mẹ là người gần gũi và hiểu con nhất. Mặc dù các giáo viên đều có những phương pháp giảng dạy hiệu quả, nhưng cũng cần những đóng góp của phụ huynh để truyền tải thông tin phù hợp.
Lắng nghe con hàng ngày:
Hãy lắng nghe quá trình bé luyện phát âm hàng ngày bạn nhé. Nếu bạn để ý thấy con phát âm sai 1 từ, hãy khuyến khích con đọc lại lần nữa và khen thưởng khi các con phát âm đúng. Nếu con vẫn không đoán được cách đọc chuẩn, hãy nhắc con ngay để các bé không thấy chán nản.
Củng cố kiến thức:
Bạn nên đặt ra những câu hỏi ngoài lề như “Con nghĩ điều gì sẽ xảy ra sau đó?”, hay “Ý của họ là gì vậy con?”. Những thắc mắc này giúp các bé suy nghĩ nhiều hơn, sâu hơn, đặc biệt khi các bé nghe mẹ kể các câu chuyện cổ tích.
Xem lại các cuốn sách cũ:
Đừng ngăn cản khi các con muốn lục lại những cuốn sách cũ để đọc. Trên thực tế, việc đọc lại sách cũ sẽ củng cố và gợi nhắc kiến thức cho các em. Điều này là vô cùng có lợi với việc học tiếng Anh ở trẻ em.
Đọc to và rõ ràng:
Hãy chọn vài cuốn sách yêu thích của các con và đọc thật to, thật truyền cảm. Bạn có thể thử thay đổi tông giọng khác nhau cho từng nhân vật để khơi gợi trí tò mò, sự vui thích của trẻ em.
Lan tỏa niềm vui:
Để cho bé thấy tầm quan trọng của việc đọc sách, hãy để nhiều sách báo, tạp chí trong mọi căn phòng. Điều này có ích trong việc nâng cao các kĩ năng tiếng Anh cho bé.
Trên đây là một số vướng mắc mà các bậc phụ huynh thường xuyên gặp phải trong quá trình dạy phonics cho trẻ em. Để khắc phục điều này, có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh cho trẻ em bổ ích giúp các con vừa chơi vừa học một cách hứng thú. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp dạy ngoại ngữ hiệu quả nhất cho các con!