Hướng dẫn dạy phonics tiếng Anh cho trẻ em: Hữu ích – không thể bỏ qua

day-phonics-cho-tre-em-huong-dan-huu-ich
Nội dung

Việc giảng dạy phonics cho trẻ em dần trở thành chủ đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Đây được coi là tiền đề không thể thiếu trong quá trình học đọc của trẻ nhỏ, giúp các em nâng cao các kỹ năng tiếng Anh một cách toàn diện nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ về các hướng dẫn dạy phonics cho trẻ em vô cùng hữu ích trong quá trình giảng dạy.

Thời điểm và lập nhóm học

Phương pháp dạy phonics cho trẻ em đạt hiệu quả lớn nhất trong khoảng thời gian học viên còn nhỏ tuổi. Điều này nghĩa là bạn dạy con học ngoại ngữ càng sớm, thì lợi ích và thành quả bé đạt được càng nhiều. Giai đoạn học phát âm quan trọng nhất kéo dài khoảng 3 – 4 năm, bắt đầu từ khi bé học mẫu giáo đến hết năm lớp 2 tiểu học.

Huong-Dan-Day-Phonics

Khi dạy tiếng Anh cho trẻ em, bạn có thể để bé làm quen với nhiều mô hình lớp học. Các nhóm học mang lại hiệu quả khác nhau, chủ yếu gồm có: gia sư trực tiếp, học nhóm nhỏ, học trên lớp. Bạn có thể để con tham gia vào các hội, nhóm hoặc câu lạc bộ nếu muốn, nhưng điều cần quan tâm hàng đầu nên là lứa tuổi và phương pháp giảng dạy.

Giảng dạy có hệ thống

Cho đến thời điểm hiện tại, không một nhà nghiên cứu ngôn ngữ nào có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc giảng dạy theo hệ thống. Trẻ em cần được hướng dẫn phát triển lần lượt các kỹ năng, thay vì học riêng lẻ theo kiểu “gặp đâu học đó”. Thông thường, quá trình học phonics ở trẻ em cần đi theo các bước lần lượt là: tổng hợp ngữ âm, phân tích ngữ âm, tương đồng ngữ âm, đánh vần và kết hợp trong ngữ cảnh.

Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào dạy phonics cho trẻ em, điều quan trọng nhất luôn là đảm bảo việc giảng dạy tuần tự, theo hệ thống từ dễ đến khó. Hãy tập trung giúp các em làm quen với chữ cái và cách phát âm chúng sao cho chính xác.

Đọc theo và tự đọc

Đối với trẻ em- những học viên quá nhỏ tuổi mới bập bẹ nói tiếng mẹ đẻ- việc lý giải mối quan hệ giữa chữ cái và âm thanh quá học thuật. Bởi vậy, việc đọc theo (hay nhại theo) hướng dẫn của giáo viên và cha mẹ là cần thiết. Trên thực thế, đọc theo cũng là một khía cạnh không thể thiếu trong quá trình dạy phonics cho trẻ em.

Khi dạy tiếng Anh cho trẻ em, cả giáo viên và cha mẹ các em nên làm mẫu cách đọc, cách phát âm để các em có thể đọc theo. Tài liệu hoặc giáo trình sử dụng cho phương pháp này thường có nội dung không quá cứng nhắc, miễn là thu hút được sự chú ý của trẻ em. Bạn có thể tìm mua các cuốn sách có chủ đề là các bài đồng dao vui nhộn, thơ ngắn hoặc các mẩu chuyện có câu từ lặp đi lặp lại.

Một khi các bé đã quen thuộc với việc đọc theo giáo viên hoặc cha mẹ, hãy khuyến khích và động viên con tự đọc. Việc thực hành đọc độc lập sẽ giúp trẻ em nhận thức được sự liên quan giữa chữ cái và âm thanh chúng tạo ra.

Hướng dẫn dạy phonics trên nền tảng văn học

Trong một khoảng thời gian dài, việc dạy phonics cho trẻ em được thực hiện một cách riêng lẻ, như một môn độc lập. Khi đó, các em chỉ được sử dụng các cuốn vở để tập viết một loạt từ vựng, cách học nà khá nhàm chán. Thậm chí, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ còn chỉ ra rằng: Trẻ em chưa thể vận dụng từ vựng các em đã học để đọc một cuốn sách hay một câu chuyện ngắn.

Huong-Dan-Day-Phonics

Bởi vậy, phương pháp dạy phonics cho trẻ em đã thay đổi và được áp dụng thông qua văn học. Nói một cách đơn giản, nếu trẻ đang học phát âm chữ cái “b” thì bạn cần chuẩn bị cuốn sách dạy có nội dung lặp đi lặp lại chữ cái này. Điều quan trọng là bạn có thể chọn đúng giáo trình, sao cho vừa có tính hấp dẫn (như có màu, có hình minh họa thú vị), vừa chứa nhiều từ bắt đầu bằng chữ cái “b”.

Phân loại trình độ từng cá nhân

Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo sở hữu kỹ năng tiếng Anh rất khác nhau, cả về khả năng phát âm lẫn khả năng đọc. Giáo viên, hoặc cha mẹ các bé, cần phải xác định được trình độ của bé đang ở mức nào để có hướng dẫn phù hợp.

Có trường hợp một học sinh nhỏ tuổi vào học năm đầu tiên đã nhận biết được âm đơn, điều này giúp em có thể bắt đầu ghép chữ và ghép từ. Ngược lại, nhiều bé vẫn còn rất bỡ ngỡ với khái niệm ngữ âm và chẳng mấy khi các em được tiếp xúc với văn bản hay chữ viết. Lúc này, giáo viên cần điều chỉnh cách dạy tiếng Anh để phù hợp với khả năng của từng em. Điều này đảm bảo mỗi học sinh đều được học bài bản, có lộ trình phù hợp để phát triển các kỹ năng tiếng Anh khác.

Kết hợp học ở trường và ở nhà

Việc dạy tiếng Anh cho trẻ em cũng tương tự như dạy các môn học bắt buộc khác. Sự hiện diện của bố mẹ luôn là chìa khóa dẫn đến thành công của các bé, quan điểm này đặc biệt đúng đối với việc phát triển kỹ năng đọc ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh hãy cố gắng dành nhiều thời gian đọc sách cùng với con, hãy kiên nhẫn xây dựng thói quen đọc cho bé và tốt nhất là biến nó thành sở thích.

Khi cùng đọc sách với các con ở nhà, bạn nên phát âm một cách rõ ràng và chính xác. Hãy đọc mẫu cho các con các từ khó, đồng thời hướng dẫn chúng ghi nhớ và vận dụng lại khi phải đọc một mình. Về phía giáo viên, các bạn có thể trợ giúp cha mẹ các bé bằng cách cung cấp các tài liệu, sách hướng dẫn cách kết hợp chữ cái- phát âm.

Giữa hàng chục thậm chí hàng trăm phương pháp truyền đạt ngoại ngữ, dạy phonics cho trẻ em luôn được quan tâm hàng đầu. Đây được coi là phương pháp “học vỡ lòng” cho các con khi bước đầu tiếp cận tiếng Anh. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp cha mẹ các bé hiểu sâu hơn và có thể áp dụng việc dạy phonics một cách bài bản và khoa học.