Khi nói về dấu câu trong tiếng Anh, chúng ta ít khi nào bắt gặp cũng như có khái niệm về việc sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối. Tuy nhiên, hai dấu này thường xuyên đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng khác nhau trong câu. Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong bài viết dưới đây để biết cách sử dụng cho hợp lý nhé.

Xem thêm: 

Dấu gạch ngang và dấu gạch nối (dash and hyphen) sở hữu độ dài khác nhau. Dấu gạch ngang dài hơn dấu gạch nối và thường được dùng để thay thế cho khoảng cách hay một điểm dừng. Các loại dấu gạch ngang phổ biến nhất đó là dấu gạch ngang En (–) và dấu gạch ngang Em (—).

Dấu gạch nối là dấu được dùng để ghép từ hay các chữ tạo thành một từ có nghĩa. Nó không thể được thay thế bởi các loại dấu gạch ngang khác.

Khi nào chúng ta dùng dấu gạch nối

Một số từ ghép, chẳng hạn như “self-restraint” được ghép bởi dấu gạch nối ở giữa. Những con số từ “twenty-one” tới “ninety-nine” cũng đặt dấu gạch nối ở giữa khi chúng được đánh vần. Nhưng khi bạn không chắc chắn về từ ghép được sử dụng có dấu gạch ngang và dấu gạch nối (dash and hyphen) ở giữa hay không, hãy kiểm tra từ điểm hay sách giáo khoa nhé! Tuy vậy, trong những năm gần đây, các từ ghép có xu hướng trở thành một cụm từ được ghép bởi những từ đơn và không có dấu gạch nối ở giữa chẳng hạn như phổ biến nhất là chữ email thay vì e-mail.

Bạn cũng có thể sử dụng dấu gạch nối với cụm từ ghép làm bổ ngữ đứng trước danh từ. Một bổ ngữ ghép (hay còn được gọi là một cụm tính từ) thường được tạo thành bởi hai hay nhiều từ đơn nhưng vẫn được hiểu như một từ. Ví dụ, “a big, bright hotel” sẽ không chứa một cụm tính từ bởi vì “big” và “bright” không hình thành một từ mang nghĩa nhất định.

Thế nhưng “a dog-friendly hotel” thì lại có chứa một cụm tính từ. Chỉ khi bạn hiểu “dog-friendly” là một cụm từ, mọi thứ sẽ dần có nghĩa hơn. Dấu gạch nối giúp người đọc thấy được các từ ngữ khác nhau thì nên được ghép với nhau để bổ nghĩa cho danh từ. Thông thường, cụm tính từ sẽ được hình thành bởi một tính từ và một danh từ hoặc là một phân từ, và cũng có thể là một danh động từ. 

Ví dụ:
a dog-friendly hotel closed-door meetings a book-loving student an expensive, flower-filled vase (điều này có nghĩa là bình hoa đó rất đắt) an expensive-flower-filled vase (còn điều này thì lại chú ý sự đắt đỏ vào những bông hoa trong chậu)

Nhưng hãy nhớ rằng, một cụm tính từ thường chỉ cần dấu gạch nối khi nó được đặt trước danh từ. Nếu danh từ đứng trước nó, hãy bỏ dấu gạch nối đi nhé!

Dau-Gach-Ngang-Va-Dau-Gach-Noi

Ví dụ
The hotel is dog friendly

Thêm một lưu ý nữa: đừng dùng dấu gạch nối khi bạn có một cụm tính từ bao gồm một trạng từ kết thúc với đuôi -ly và cộng với một phân từ hay tính từ. Đuôi -ly chính là yếu tố giúp cụm tính từ có thể đứng độc lập mà không cần phụ thuộc vào dấu gạch nối.

Ví dụ:
a highly respected scientist an extremely embarrassing Facebook post a superbly cooked steak

Khi bạn có các từ không liên quan lắm xen vào giữa cụm tính từ của mình, hãy yên tâm dùng dấu gạch nối để phân tách chúng nhé!

Ví dụ:
Take a five- or ten-minute break.

Dấu này còn thường được dùng để nối những từ mà đầu của nó ở cuối dòng văn bản nhưng đuôi của nó lại ở dòng tiếp theo. Sách vở và báo chí vẫn thường hay dùng cách này nhưng thật tình mà nói thì cũng hiếm khi cần chèn cách ngắt từ như vậy trong văn bản vì trình xử lý văn bản hiện đại như bây giờ sẽ tự căn chỉnh cho bạn. Nếu bạn cần tách một từ ở cuối dòng, tốt nhất là bạn nên ngắt giữa các âm tiết.

Khi nào chúng ta dùng dấu gạch ngang En

Dấu gạch ngang và dấu gạch nối (dash and hyphen) thường bị nhầm lẫn với nhau. Hãy nhớ, loại dấu câu này sở hữu chức năng như một dấu gạch nối nhưng cao cấp hơn. Có nghĩa là chúng sẽ dính những cụm tính từ bao gồm nhiều từ ghép lại với nhau mà không thể chỉ đơn giản dùng dấu gạch nối.

Ví dụ như cụm từ Elvis Presley– style dances moves. Nếu ta dùng dấu gạch nối kiểu Elvis-Presley-style dance moves thì nghĩa của nó sẽ không hợp lý. “Elvis Presley” không phải là một cụm tính từ, vậy nên dấu nối ở vị trí này làm câu cú trở nên lủng củng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, khi đọc sách, người ta sẽ không thường để ý để dấu gạch ngang hay ý nghĩa và vị trí của nó lắm. Tốt hơn hết là hãy tận dụng sự đa dạng của từ ngữ để trình bày những điều mình mong muốn.

Ví dụ: 
Elvis Presley–style dance moves hay dance moves like Elvis Presley’s
pre–World War II buildings hay buildings constructed before World War II

Dấu gạch ngang và dấu gạch nối (dash and hyphen) còn khác nhau ở cách sử dụng để hiển thị phạm vi và khoảng cách của những con số như thời gian, số trang hoặc điểm số (I’ll schedule you from 4:30–5:00). Nhưng, bên cạnh các ấn phẩm được xuất bản chính thức, dạng dấu gạch ngang này thường được thay thế bởi dấu gạch nối đơn giản.

Dau-Gach-Ngang-Va-Dau-Gach-Noi

Khi nào chúng ta dùng dấu gạch ngang Em

Dấu gạch ngang Em (có độ dài bằng chữ M) là một loại dấu câu mang tính nghệ thuật hơn nhiều so với hai loại dấu trên. Loại dấu câu này thường được sử dụng để thể hiện khoảng dừng ở trong câu. Ta dùng nó khi cảm thấy câu văn đó cần mạnh hơn dấu phẩy, nhưng yếu hơn dấu chấm hoặc dấu chấm phẩy.

Bạn cũng có thể dùng hai dấu gạch ngang Em để gây chú ý đặc biệt cho người xem về thông tin bổ sung

Ví dụ:
The new nurse—who was wearing the same purple scrubs as the old nurse—entered the room with a tray of Jello.

Dấu gạch ngang Em đơn lẻ cũng có thể được dùng như một dấu hai chấm vì nó bổ sung hoặc nhấn mạnh thông tin, giải thích, đặc biệt khi thông tin này có thể gây bất ngờ, ngạc nhiên

Ví dụ:
I opened the door and there she stood—my long lost sister.

Loại dấu câu này cũng được dùng trong những trường hợp mà bạn cần báo hiệu một sự gián đoạn đột ngột trong cuộc hội thoại của mình

Ví dụ:
“Wait! I forgot to tell you—” The door slammed shut between us and I missed whatever she was trying to say.

Việc sử dụng khoảng trắng xung quanh dấu gạch ngang (như word—word hay word — word) tùy thuộc vào văn phong của người viết. Dù chọn bất cứ cách nào, hãy kiên định với nó suốt toàn bộ tài liệu của mình nhé!

Dau-Gach-Ngang-Va-Dau-Gach-Noi

Hãy nhớ rằng, dấu gạch ngang và dấu gạch nối (dash and hyphen) không thể được thay thế cho nhau. Sử dụng dấu gạch nối cho những trường hợp trên sẽ khiến người đọc nhầm lần và làm cho bài viết của bạn thiếu tính chuyên nghiệp. Nếu bạn đang biết văn bản trong một chương trình hay một trang web mà ký tự dấu gạch ngang không có sẵn, hãy sử dụng hai dấu nối (–) liền kề nhau để biểu thị cho loại dấu đặc biệt này nhé!

Việc sử dụng dấu gạch ngang hay dấu gạch nối thường không được coi trọng lắm trong văn phong của chúng ta. Tuy nhiên, nắm vững được cách sử dụng của chúng sẽ góp phần giúp bài viết trở nên chặt chẽ và biểu đạt ý nghĩa thật sự rõ ràng hơn. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những khái niệm hữu ích trên con đường trau dồi vốn tiếng Anh của mình. Đừng quên tham khảo thêm các mẹo ngữ pháp tiếng Anh hữu ích nữa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *